Giới thiệu khoa Gây mê hồi sức

Khoa Gây mê hồi sức – Bệnh viện thành phố Thủ Đức

1. Tên: KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC.

2. Liên hệ: Lầu 1, Khu D, Bệnh viện thành phố Thủ Đức.

– Địa chỉ: Bệnh viện thành phố Thủ Đức (số 29 Phú Châu, P. Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).

– Điện thoại: (028) 22444978.

3. Lịch sử phát triển:

Với khẩu hiệu hoạt động “Gây mê an toàn, giảm đau hiệu quả, chung sức vì người bệnh”. Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức, Bệnh viện Quận Thủ Đức được thành lập ngày 01 tháng 02 năm 2008 theo quyết định số 86/GĐ-TC gồm 06 nhân viên và 03 phòng mổ. Ngày 15 tháng 12 năm 2009, đơn vị điều trị đau được thành lập. Sau đó, ngày 31 tháng 8 năm 2011 thành lập thêm 02 đơn vị là: Đơn vị hồi sức sau mổ và phòng mổ. Ngày 25 tháng 4 năm 2013, tên gọi Khoa Gây mê hồi sức chính thức ra đời trên cơ sở điều chỉnh từ tên gọi cũ.

Từ khi thành lập đến nay, được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện, sự cố vấn chuyên môn của GS.TS.BSCKII Nguyễn Văn Chừng, khoa đã hoạt động và phát triển không ngừng với nhiều thành tựu nổi bật.

4. Cơ cấu tổ chức:

4.1 Lãnh đạo đương nhiệm:

BSCKII. Đào Thái Anh - Trưởng khoa Gây mê hồi sức
BSCKII. Đào Thái Anh – Trưởng khoa Gây mê hồi sức
BSCKI. Nguyễn Hữu Quyến - Phó Trưởng khoa Gây mê hồi sức
BSCKI. Nguyễn Hữu Quyến – Phó Trưởng khoa Gây mê hồi sức
CNĐD. Nguyễn Thanh Tới - Điều dưỡng Trưởng khoa Gây mê hồi sức
CNĐD. Nguyễn Thanh Tới – Điều dưỡng Trưởng khoa Gây mê hồi sức

4.2 Số lượng nhân nhân sự:

Khoa Gây mê hồi sức có 93 nhân viên, gồm 25 bác sĩ (01 bác sĩ chuyên khoa II, 10 bác sĩ chuyên khoa I), 67 điều dưỡng (02 Thạc sĩ, 03 điều dưỡng chuyên khoa I) và 01 Thạc sĩ dược sĩ (số liệu được tính tại thời điểm 01/7/2022).

5. Chức năng nhiệm vụ:

5.1 Chức năng:

Khoa Gây mê – Hồi sức là khoa lâm sàng, có chức năng thực hiện công tác gây mê – hồi sức trước, trong, sau phẫu thuật và một số thủ thuật đối với người bệnh theo đúng chuyên môn kỹ thuật được quy định.

5.2 Nhiệm vụ:

– Thực hiện quy trình chuyên môn gây mê – hồi sức đã được người có thẩm quyền phê duyệt;

– Đào tạo, tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế về lĩnh vực gây mê – hồi sức;

– Tham gia quản lý kinh tế y tế trong đơn vị;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công.

5.2.1 Nhiệm vụ của các bộ phận trong khoa gây mê – hồi sức

  • Hành chính:

– Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về các hoạt động chuyên môn;

– Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về cấp phát, sử dụng trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc và hóa chất;

– Theo dõi nhân lực và các công tác hành chính khác tại khoa.

  • Khám trước gây mê:

– Khám trước gây mê để chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật, thủ thuật;

– Khám trước gây mê do bác sỹ gây mê – hồi sức thực hiện tại bộ phận khám trước gây mê hoặc tại khu phẫu thuật hoặc tại khoa có người bệnh phải phẫu thuật, thủ thuật tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh;

– Khám trước gây mê được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 07 ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật (trừ trường hợp cấp cứu);

– Bác sỹ khám trước gây mê có quyền yêu cầu bổ sung xét nghiệm hoặc tổ chức hội chẩn và phải ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án để thực hiện;

– Bác sỹ khám trước gây mê có trách nhiệm thông báo và thảo luận với người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, người sẽ thực hiện gây mê – hồi sức về các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra liên quan đến gây mê – hồi sức; giải thích về nguy cơ và lợi ích liên quan đến gây mê – hồi sức cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh trước khi ký giấy đồng ý gây mê – hồi sức, phẫu thuật hoặc thủ thuật.

  • Phẫu thuật:

– Chuẩn bị nhân lực, bàn phẫu thuật, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế tiêu hao đầy đủ và sẵn sàng để thực hiện phẫu thuật, thủ thuật cho người bệnh;

– Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ bệnh án, tình trạng người bệnh và các điều kiện chuẩn bị bắt buộc để bảo đảm đúng người bệnh và xác định đúng vị trí giải phẫu cần phẫu thuật, thủ thuật;

– Thực hiện các phương pháp gây mê – hồi sức phù hợp phẫu thuật, thủ thuật với sự tham gia của bác sỹ gây mê – hồi sức và các điều dưỡng viên gây mê – hồi sức, điều dưỡng viên bộ phận phẫu thuật và các nhân viên khác theo yêu cầu của bác sỹ gây mê – hồi sức;

– Thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.

  • Hồi tỉnh:

– Tiếp nhận và đánh giá tình trạng của người bệnh;

– Xử trí, điều trị tích cực để giúp người bệnh mau chóng hồi tỉnh;

– Điều trị chống đau sau phẫu thuật, thủ thuật;

– Theo dõi, phát hiện, xử trí biến chứng, bất thường nếu có đối với người bệnh;

– Đánh giá tình trạng người bệnh để chuyển về bộ phận hồi sức ngoại khoa hoặc chuyển đến các khoa liên quan khác.

  • Chống đau:

– Khám, tư vấn, xử trí chống đau cho người bệnh trước phẫu thuật, sau phẫu thuật và các trường hợp đau cấp và mạn tính sau mổ khác;

– Trước khi thực hiện kỹ thuật chống đau phải thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về kỹ thuật, phương pháp chống đau sẽ thực hiện;

– Theo dõi, xử trí các biến chứng, tác dụng không mong muốn nếu có của phương pháp, kỹ thuật chống đau.

– Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định nêu trên, các bộ phận của Khoa Gây mê – hồi sức phải thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Trưởng khoa.

6. Thành tựu: Tập thể lao động xuất sắc năm 2012, 2017, 2018, 2020, 2021.

7. Định hướng phát triển:

– Khoa Gây mê hồi sức đã và đang phát triển theo định hướng chuyên khoa sâu và hợp tác quốc tế.