Giới thiệu Khoa Hồi Sức Tích Cực -Chống Độc

1. Tên: Khoa Hồi Sức Tích Cực- Chống Độc

2. Liên hệ:

– Địa chỉ: Bệnh viện thành phố Thủ Đức (số 29 Phú Châu, P. Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).

– Điện thoại: (028)2.244.4294

3. Lịch sử phát triển:

– Khoa Hồi sức tích cực- chống độc có Quyết định thành lập số 724/QĐ- TCCB vào ngày 17 tháng 8 năm 2009. Dựa trên cơ sở phát triển lớn mạnh của Bệnh viện và nhu cầu cần điều trị hồi sức tích cực và chống độc cho các bệnh nặng và ngộ độc trong nội viện và trong khu vực lân cận. Những ngày đầu thành lập khoa chỉ có 12 nhân viên, trong đó có 04 bác sĩ và 08 điều dưỡng. Với 06 giường bệnh và các trang thiết bị máy móc còn thô sơ chưa triển khai được các kĩ thuật cao đáp ứng được yêu cầu của một khoa hồi sức.

– Do đó các trường hợp bệnh nặng vẫn phải chuyển lên tuyến trên điều trị. Với nỗi trăn trở và được sự quan tâm hỗ trợ của Bệnh viện khoa đã tuyển thêm nhân sự cử đi học tập về chuyên môn hồi sức, đồng thời được trang bị thêm các máy móc- trang thiết bị cần thiết để đáp ứng yêu cầu chuyên môn.

– Đến nay, trải qua gần 15 năm hình thành và phát triển khoa đã khoa đã từng bước được kiện toàn về mặt tổ chức, nhân lực được bổ sung đã có 40 nhân sự với 10 giường bệnh, với gần 700 lượt điều trị nội trú mỗi năm. Đáp ứng được yêu cầu điều trị và chăm sóc các trường hợp bệnh nặng từ các khoa nội trú trong bệnh viện cũng như từ các bệnh viện khác trong khu vực chuyển đến.

– Tập thể khoa luôn đoàn kết, phấn đấu và không ngừng học hỏi, phát triển trong công tác điều trị và chăm sóc tích cực các trường hợp bệnh nặng, nguy kịch để đem lại kết quả tốt nhất cho các người bệnh điều trị tại khoa đúng với câu slogan của khoa là “ Nơi hy vọng không bao giờ tắt”

4. Cơ cấu tổ chức:

Lãnh đạo đương nhiệm:

BS CKII Nguyễn Văn Dũng – Trưởng khoa Hồi sức tích cực- chống độc

BS CKII Phan Bá Chung – Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực- chống độc

Cử nhân Nguyễn Thị Linh Đức – Điều dưỡng trưởng khoa

Tổng số: 40 nhân viên trong đó :

– Bác sĩ: 16 người

+ Chuyên khoa II: 02

+ Chuyên khoa I: 07

+ Đại học: 07

– Điều dưỡng: 24 người

+ Đại học: 11

+ Cao đẳng: 12

+ Trung cấp: 01

5. Lãnh đạo:

6. Chức năng nhiệm vụ:

  • Phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ.
  • Phối hợp cùng với khoa Cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.
  • Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh.
  • Là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến;
  • Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối khác trong việc hội chẩn và điều trị người bệnh;
  • Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học y đào tạo bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức tích cực.
  • Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới.
  • Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng kỹ thuật mới vào công tác chẩn đoán, điều trị, chỉ đạo tuyến, hướng dẫn học sinh đến nghiên cứu, thực tập tại khoa; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Bệnh viện phân công

 

7. Những phương pháp kỹ thuật được khoa áp dụng

  • Thở máy xâm lấn và không xâm lấn
  • Cấp cứu ngừng hô hấp- tuần hoàn
  • Lọc máu liên tục
  • Lọc tách huyết tương
  • Thông khí nằm sấp
  • Điều trị các bệnh lý ngộ độc
  • Nội soi phế quản tại giường
  • Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm
  • Đặt catheter động mạch xâm lấn
  • Hạ thân nhiệt chỉ huy….

8. Các hoạt động chuyên môn:

  • Công tác điều trị: Các bệnh lý thường găp tại khoa hầu như bao trùm ở nhiều chuyên ngành như:
  • Hồi sức: suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn nước điện giải, điện giật, ngạt nước, rắn cắn…
  • Chống độc: ngộ độc thuốc, hóa chất các loại (Paraquat, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy rửa…).
  • Hô hấp: viêm phổi nặng, hen phế quản ác tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, ALI/ARDS.
  • Tiêu hóa: xuất huyết tiêu hóa nặng, hôn mê gan, xơ gan, viêm tụy cấp, tiêu chảy mất nước, suy gan do viêm gan siêu vi tối cấp hoặc do thuốc…
  • Thận: suy thận cấp, suy thận cấp trên nền mãn tính.
  • Nội thần kinh: xuất huyết não, nhồi máu não, các bệnh lý thần kinh cơ như bệnh lý nhược cơ, hội chứng Guillain-Barre.
  • Nội tiết: hôn mê do đái tháo đường, cơn bão giáp, suy tuyến thượng thận cấp
  • Da liễu: dị ứng thuốc nặng, Steven – Johnson, Lyell, Lupus gây biến chứng đa cơ quan

9. Thành tích và khen thưởng

  • Nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến và xuất sắc. 

10. Định hướng chuyên môn:

  • Phát triển các kĩ thuật hồi sức chuyên sâu như ECMO, chạy thận nhân tạo tại giường
  • Đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp: có tri thức cao và đạo đức tốt.
  • Cập nhật và áp dụng những thành tựu tiên tiến của kỹ thuật công nghệ chẩn đoán và điều trị trên thế giới trong lĩnh vực hồi sức.
  • Luôn hướng đến sự hoàn thiện về chất lượng dịch vụ điều trị chất lượng cao an toàn với sự chăm sóc thân thiện đồng cảm và đồng hành với người bệnh trọn đời.
  • Môi trường làm việc tốt với lòng nhân ái chia sẻ.

Sơ đồ tổ chức: