Giới thiệu khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện thành phố Thủ Đức
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện thành phố Thủ Đức

     1. Tên: Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

     2. Liên hệ:

  • Địa chỉ: bệnh viện thành phố
  • Điện thoại: 0327.188.966

     3. Lịch sử phát triển:

  • Ngày 22 tháng 1 năm 2008 khoa được thành lập với tên khoa là khoa Thanh Trùng theo quyết định số 36/QĐ – TC;
  • Ngày 22 tháng 7 năm 2008  Khoa Thanh Trùng   được đổi tên thành Khoa Chống Nhiễm Khuẩn  theo Quyết định số 523/QĐ-TC;
  • Ngày 5 tháng 7 năm 2010 Khoa Chống Nhiễm Khuẩn được đổi tên thành Khoa Kiểm Soát  Nhiễm Khuẩn  theo Quyết định số 550/QĐ-TCCB.

     4. Cơ cấu tổ chức

         4.1 Lãnh đạo đương nhiệm

ThS. Nguyễn Thị Nhã - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
ThS. Nguyễn Thị Nhã – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
CNĐD. Phan Thị Mai Thảo - Phó Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
CNĐD. Phan Thị Mai Thảo – Phó Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
CNĐD. Cao Thị Thu Lý - Điều dưỡng Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
CNĐD. Cao Thị Thu Lý – Điều dưỡng Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

         4.2 Lãnh đạo tiền nhiệm:

  • Trưởng khoa: CN Lê Thị Thanh Nhã (từ năm 2007-2019)

         4.3 Số lượng nhân sự trong khoa

  • Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn có Tổng số nhân sự là 74 người. Trong đó gồm có: 02 Thạc sĩ, cử nhân 14, cao đẳng 7, lao động phổ thông 45.

     5. Chức năng nhiệm vụ:

         5.1 Chức năng:

  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện việc xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng trong quá trình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức thực hiện mọi hoạt động tại khoa.

         5.2Nhiệm vụ:

  • Đầu mối tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện.
  • Tổ chức, phối hợp với các khoa, phòng liên quan triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện. 
  • Triển khai áp dụng những chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn đến các khoa phòng, theo dõi việc thực hiện các hoạt động và chính sách kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và học viên.
  • Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
  • Thực hiện nghiên cứu khoa học, hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới về kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Cấp phát và thu gom đồ vải tái sử dụng cho người bệnh và nhân viên y tế trong toàn bệnh viện.
  • Cung cấp đồ vải vô khuẩn cho các khoa/phòng/đơn vị trong toàn bệnh viện để thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật.
  • Thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ tập trung và quản lý tập trung một số loại dụng cụ trong toàn bệnh viện.
  • Thực hiện công tác hộ lý chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng.
  • Xây dựng mô tả công việc cho nhân viên y tế của khoa.
  • Xây dựng định mức sử dụng, đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc sử dụng.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc.

     6. Thành tựu

   Tập thể lao động xuất sắc: Nhiều năm liên tục

     7.Định hướng phát triển:

         7.1 Từng bước củng cố, cải tiến chuyên môn theo quy định của Bộ Y Tế:

  • Tiếp tục duy trì, cải tiến về công tác chuyên môn để ngày càng phải đảm bảo hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn hiệu quả chất lượng cao.
  • Tiếp tục thực hiện thông tư 16/2018/TT-BYT ban hành ngày 20/7/2018 về việc Quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Nâng cao trình độ truyên môn đặc biệt là chuyên môn trong công tác giảng dạy thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở kế hoạch hành động quốc gia, mục tiêu chất lượng về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tiễn tại đơn vị theo từng giai đoạn.
  • Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ y tế và Giám đốc bệnh viện về việc xây dựng mô hình bệnh viện mẫu về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

         7.2 Công tác giám sát, điều tra NKBV và phòng chống dịch:

  • Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch
    • Giám sát, phát hiện, báo cáo và quản lý dữ liệu nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.
    • Hướng dẫn thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời nhằm làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch, sử dụng kháng sinh hợp lý trên cơ sở kết quả giám sát.
  • Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
    • Kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác đối với với tất cả nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại đơn vị.
    • Phối hợp, hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Vệ sinh tay
    • Hưởng ứng theo chương trình vệ sinh tay của Who, của Bộ  Y  Tế hàng năm tổ chức Lễ phát động vệ sinh tay. 
    • Tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh tay, đề xuất, cấp phát phương tiện, hóa chất vệ sinh tay cho các khoa/phòng. 
    • Kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc tuân thủ các quy định về vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
  • Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
    • Tiếp tục thực hiện các quy định về phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
    • Kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm thực hiện các biện pháp cách ly phòng ngừa phù hợp đối với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người bệnh nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc kháng sinh, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.

         7.3 Công tác đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu khoa học (NCKH)

  • Hàng năm tập huấn, cập nhật kiến thức và thực hành KSNK cho nhân viên y tế trong toàn bệnh viện. 
  • Thành viên Hội đồng, mạng lưới KSNK bệnh viện có chứng chỉ đào tạo về KSNK. 
  • Phối hợp với mạng lưới KSNK trong các hoạt động chuyên môn về công tác thực hành KSNK. 
  • Thực hiện đề tài nghiên cứu liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. 

         7.4 Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế

  • Thực hiện quản lý, xử lý dụng cụ y tế tập trung, kiểm soát việc xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng.
  • Bảo quản thiết bị, dụng cụ y tế sau xử lý bảo đảm vô khuẩn trước khi giao cho các phòng, khoa sử dụng cho người bệnh.
  • Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tại các khoa, phòng.

         7.5 Quản lý và xử lý đồ vải y tế

  • Cung cấp đồ vải cho người bệnh, nhân viên y tế hằng ngày và khi cần.
  • Xử lý đồ vải tập trung tại khu giặt là. Đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu, dịch tiết sinh học phải được xử lý riêng bảo đảm an toàn.
  • Bảo quản đồ vải sau xử lý trong tủ, kệ bảo đảm sạch, vô khuẩn và được vận chuyển riêng bằng phương tiện chuyên dụng.
  • Kiểm soát chất lượng và thường xuyên kiểm tra, giám sát, quy trình xử lý đồ vải.
  • Nhân viên quản lý, xử lý đồ vải phải có kiến thức chuyên môn về xử lý đồ vải y tế.
  • Bố trí nơi giặt, sấy hoặc phơi đồ vải tập trung cho người nhà người bệnh.

         7.6 Quản lý chất thải y tế

  • Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hành quản lý chất thải, bảo đảm chất thải được phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý an toàn theo đúng quy định của pháp luật.

         7.7 Vệ sinh môi trường bệnh viện

  • Tổ chức kiểm tra vệ sinh môi trường theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng môi trường nước, môi trường bề mặt, môi trường không khí cho từng khu vực theo quy định của Bộ Y tế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

         7.8 An toàn thực phẩm

  • Giám sát, báo cáo các trường hợp bị nhiễm khuẩn liên quan đến thực phẩm được sử dụng tại đơn vị.

         7.9 Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật

  • Giám sát, xử trí và báo cáo tai nạn, rủi ro nghề nghiệp liên quan đến vi sinh vật đối với nhân viên y tế.

         7.10 Phòng chống dịch bệnh

  • Xây dựng kế hoạch ứng phó với các dịch bệnh; phối hợp với cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở y tế khác trong việc phòng, chống dịch bệnh và các tình huống khẩn cấp trên địa bàn theo sự phân công của Giám đốc bệnh viện.
  • Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về phòng, chống dịch bệnh.
  • Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.

         7.11 Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn

  • Xây dựng định mức, kiểm tra chất lượng và quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Kiểm tra, quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn bảo đảm an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

         7.12 Hộ lý hỗ trợ chăm sóc người bệnh:

  • Hỗ trợ chăm sóc người bệnh và công tác cận lâm sàng tại các khoa Hồi sức.
  • Ngoài những công việc được phân công trên, khoa Kiểm soát nhiễm khuẫn còn tham gia tích cực tham gia các hoạt động, phong trào của Công đoàn, đoàn thanh nhiên, bệnh viện triển khai.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA

C:\Users\Admin\Downloads\4060.JPG
Hình ảnh của phòng/khoa: