1.Tên: KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN
2. Liên hệ:
– Phòng khám 64 – tầng trệt, Khu F. Bệnh viện thành phố Thủ Đức (29, Phú Châu, P. Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
– Phòng khám 65 (Khám theo yêu cầu) – tầng trệt, Khu F. Bệnh viện thành phố Thủ Đức (29, Phú Châu, P. Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
– Số điện thoại: 02822444127
– Giờ làm việc:
+ Từ thứ 2 đến thứ 6: Sáng từ 7h00 – 11h30; Chiều từ 13h30 – 16h30.
+ Thứ 7 làm việc buổi sáng: từ 7h30 – 11h30
3.Lịch sử phát triển:
Khoa Y học cổ truyền tiền thân là Khoa Y học cổ truyền – Vật lý trị liệu, Bệnh viện thành phố Thủ Đức được thành lập ngày 28/9/2007. Ban đầu đội ngũ y bác sỹ còn mỏng, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, bao gồm: 01 bác sĩ, 01 cử nhân VLTL, 03 y sĩ YHCT và 02 kỹ thuật viên VLTL. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Ban Giám đốc Bệnh viện và sự hỗ trợ từ các khoa phòng chuyên môn khác, cùng với sự nỗ lực phấn đấu, tinh thần đoàn kết của tất cả các thành viên trong khoa, Khoa YHCT – VLTL đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đảm bảo tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Cùng với sự hình thành và phát triển của Bệnh viện thành phố Thủ Đức – Bệnh viện tuyến quận huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn hạng I; Khoa YHCT –VLTL đã có sự lớn mạnh không ngừng về đội ngũ, với 45 cán bộ nhân viên, bao gồm: 09 bác sĩ YHCT (trong đó 01 bác sĩ chuyên khoa II YHCT, 02 bác sĩ chuyên khoa I YHCT, 05 bác sĩ chuyên khoa YHCT), 10 cử nhân VLTL, 21 y sỹ Y học cổ truyền, 04 kỹ thuật viên VLTL, 01 nhân viên vệ sinh.
Đến ngày 01 tháng 6 năm 2023 khoa Y học cổ truyền được thành lập theo Quyết định số 610/QĐ-BV ngày 23 tháng 5 năm 2023 trên cơ sở tái cấu trúc lại từ khoa Y học cổ truyền – Vật lý trị liệu nhằm phát triển chuyên sâu, nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của người dân về khám và điều trị bằng chuyên khoa Y học cổ truyền.
Với đội ngũ Y, bác sĩ của Khoa được đào tạo bài bản, có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm thực tế, tận tâm với nghề, ân cần thương yêu người bệnh với khẩu hiệu ‘‘Giỏi y thuật, Sáng y đức’’ làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của khoa.
4.Cơ cấu tổ chức:
* Phụ trách quản lý điều hành khoa: Bác sỹ chuyên khoa I. Trương Xuân Sỹ
* Phó Trưởng khoa:
* Điều dưỡng Trưởng: Cử nhân điều dưỡng Lê Thị Tươi
- Tổng số: 29
- Bác sĩ: 5
- Tiến sĩ: 00
- Thạc sĩ: 01
- Chuyên khoa I: 01
- Đại học: 03
- Điều dưỡng: 24
- Đại học: 09
- Cao đẳng: 11
- Trung cấp: 04
4.Chức năng nhiệm vụ:
Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về công tác phát triển y, dược cổ truyền tại bệnh viện;
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại (sau đây gọi tắt là khám bệnh, chữa bệnh);
- Triển khai công tác dược cổ truyền của bệnh viện;
- Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến.
Nhiệm vụ:
- Khám bệnh, chữa bệnh:
-
- Khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú;
- Tham mưu cho Giám đốc bệnh viện xây dựng quy chế phối hợp với khoa, phòng chức năng để triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Đầu mối triển khai kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;
- Triển khai thực hiện quy chế chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật về y học cổ truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Sử dụng các phương pháp kỹ thuật cận lâm sàng và trang thiết bị y tế của y học hiện đại để khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.
-
- Công tác dược:
- Xây dựng kế hoạch, lập dự trù hằng năm về dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu nhằm cung ứng đủ thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của Khoa Y, dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại khoa và khoa khác trong bệnh viện trình Giám đốc bệnh viện;
- Tham gia Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện; Hội đồng kiểm nhập dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu;
- Thực hiện các quy định về công tác dược bệnh viện;
- Tổ chức sơ chế, bào chế dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, sắc thuốc;
- Tổ chức bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về dược;
- Bảo đảm đủ số lượng và chất lượng thuốc điều trị.
- Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:
- Tham gia giảng dạy về y, dược cổ truyền;
- Là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền;
- Đầu mối của bệnh viện về nghiên cứu kế thừa, ứng dụng y, dược cổ truyền;
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức thực hiện nghiên cứu kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;
- Tham gia hội nghị, hội thảo khoa học về y học và y, dược cổ truyền.
- Công tác chỉ đạo tuyến:
- Khoa Y dược cổ truyền của bệnh viện tuyến trên phối hợp với bệnh viện y, dược cổ truyền cùng cấp và cơ quan, tổ chức liên quan chuyển giao kỹ thuật cho cơ sở y tế tuyến dưới về y, dược cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại;
- Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề đang làm việc theo quy định của pháp luật.
- Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe:
- Chủ động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về y, dược cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe trong bệnh viện và cộng đồng;
- Phối hợp với đơn vị có liên quan giúp cơ sở y tế và đơn vị khác xây dựng vườn thuốc nam mẫu theo danh mục thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành.
- Công tác hợp tác quốc tế:
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn y học cổ truyền cho người nước ngoài; tham gia học tập và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về y học và y, dược cổ truyền tại nước ngoài;
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện chương trình dự án về y dược cổ truyền và chương trình dự án có liên quan.
5.Chức năng nhiệm vụ từng đơn vị (nếu có)
6.Định hướng
– Định hướng từ nay đến 2030, xây dựng lại cơ sở vật chất cho khoa YHCT để phát triển thành một trung tâm y khoa chuyên về điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền và các phương pháp không dùng thuốc thuộc Y học cổ truyền .
– Phấn đấu trở thành một trung tâm YHCT lớn trong khu vực. Khoa Y học cổ truyền là một địa chỉ uy tín và chất lượng để người dân có thể tin tưởng và lựa chọn khi cần khám chữa bệnh. Khoa luôn mong muốn mang lại sức khỏe và niềm vui cho người dân đến khám và gia đình.
7.Các kỹ thuật điều trị tại khoa:
Hiện nay khoa thực hiện tốt hầu hết các kỹ thuật thuộc chuyên khoa Y học cổ truyền với hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất hiện nay trên thế giới như:
-
- Khám, bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc
- Điện châm
- Ôn châm (Châm, cứu)
- Xoa bóp bấm huyệt
- Cấy chỉ
- Thủy châm
- Bó thuốc
- Xông thuốc
- Giác hơi
- Chườm ngải
- Máy sắc thuốc và đóng gói tự động
- …..và các kỹ thuật khác.
- Đặc biệt khoa triển khai các kỹ thuật chuyên sâu như cấy chỉ, mãng châm do bác sĩ chuyên khoa I Trương Xuân Sỹ – Phụ trách quản lý điều hành khoa Y học cổ truyền và các bác sỹ chuyên khoa trực tiếp thực hiện.
- Song song với đó là các bác sỹ và các y sỹ chuyên khoa Y học cổ truyền được cử đi đào tạo các khóa dài hạn và ngắn hạn về chuyên môn cũng như cách sử dụng những trang thiết bị máy móc để phục vụ cho việc khám, chữa bệnh.
- Từ những năm đầu, lượng bệnh đến khám chỉ vài chục lượt /ngày, hiện tại đã là trên dưới 200 lượt/ngày. Các lý bệnh hiện tại khoa đang điều trị đạt hiệu quả cao như:
|
CÁC BỆNH VỀ CƠ – XƯƠNG – KHỚP |
1. |
Thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng |
2. |
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng |
3. |
Đau vùng cổ gáy |
4. |
Đau lưng, Đau thần kinh tọa |
5. |
Viêm cột sống dính khớp |
6. |
Thoái hóa khớp gối, gai xương gót, thoái hóa đa khớp |
7. |
Viêm khớp dạng thấp, đau khớp, bệnh gút [Gout] |
8. |
Co cứng khớp gối, vai, khủyu tay, cổ tay…. |
9. |
Ngón tay lò xo |
10. |
Hội chứng ống cổ tay |
11. |
Vẹo cổ, vẹo cột sống |
12. |
Di chứng chấn thương cột sống |
13. |
Bại não ở trẻ em |
14. |
Các dị tật bẩm sinh khác ở trẻ em |
15. |
Chậm phát triển vận động ở trẻ em |
|
CÁC BỆNH VỀ THẦN KINH |
16. |
Di chứng tai biến mạch máu não |
17. |
Đau đầu, đau nửa đầu |
18. |
Liệt dây thần kinh VII |
19. |
Đau thần dây kinh tam thoa (V) |
20. |
Bệnh suy nhược thần kinh |
21. |
Rối loạn giấc ngủ |
22. |
Rối loạn chức năng tiền đình |
23. |
Đau thần kinh sau zona |
24. |
Đau thần kinh liên sườn |
25. |
Di chứng bại liệt, bại não |
26. |
Hội chứng Guilain Barre |
27. |
Tổn thương dây thần kinh giữa, thần kinh trụ, thần kinh quay. |
28. |
Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay |
29. |
Bệnh dây thần kinh ngoaị biên |
|
CÁC BỆNH VỀ TUẦN HOÀN |
30. |
Tăng huyết áp |
31. |
Tăng lipid máu |
32. |
Dãn tĩnh mạch chi dưới |
33. |
Bệnh tim do thiếu máu cục bộ mạn |
|
CÁC BỆNH VỀ HÔ HẤP |
34. |
Cảm cúm |
35. |
Hen suyễn, viêm phế quản |
36. |
Viêm mũi họng cấp, mãn |
37. |
Viêm xoang cấp, mạn tính, viêm mũi dị ứng |
38. |
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính |
|
CÁC BỆNH VỀ TIÊU HÓA |
39. |
Táo bón, ỉa chảy |
40. |
Viêm đại tràng, Hội chứng ruột kích thích |
41. |
Viêm dạ dày và tá tràng, Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản |
40. |
Viêm gan mạn, viêm gan virus mạn |
|
CÁC BỆNH VỀ PHỤ KHOA |
43. |
Kinh nguyệt không đều, Thống kinh, Rong kinh…. |
44. |
U xơ tử cung |
45. |
Thiếu sữa, ít sữa |
|
CÁC BỆNH KHÁC |
46. |
Trĩ |
47. |
Sỏi thận và niệu quản, sỏi mật |
48. |
Suy nhược cơ thể |
49. |
Trứng cá |
50. |
Tóc bạc sớm, rụng tóc .. |
51. |
Bệnh đái tháo đường tuyp II |
52. |
Bệnh tiết nhiều mồ hôi |
53. |
Thất bại trong đáp ứng tình dục nam, u xơ tiền liệt tuyến |
54. |
Suy dinh dưỡng |
55. |
Và các bệnh khác……. |
8.Thành tích và khen thưởng
9. Sơ đồ tổ chức: