Chia sẻ từ chuyên gia: BSCKI. Đặng Minh Hùng
Khoa Nội Tim mạch – Lão học, Bệnh viện thành phố Thủ Đức
Theo thống kê, khoảng 200.000 người Việt tử vong vì tim mạch mỗi năm, chiếm tổng 33% tổng số ca tử vong.
Bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành và suy tim đang trở thành vấn để sức khoẻ nghiêm trọng trên toàn cầu.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thay đổi lối sống có thể giúp phòng ngừa và kiểm soát trình trạng bệnh một cách hiệu quả. Dưới đây là các BIỆN PHÁP KHÔNG DÙNG THUỐC để phòng ngừa bệnh tim mạch, giữ một trái tim luôn khoẻ.
Tập thể dục – Chìa khóa quản lý bệnh tim mạch
- Bên cạnh việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tập thể dục theo cường độ phù hợp giúp đem lại nhiều lợi ích trong việc quản lý bệnh tim mạch:
- Cải thiện chất lượng sống
- Tăng khả năng gắng sức
- Giảm tỷ lệ tái nhập viện
- Nguy cơ rủi ro thấp
Tập thể dục được khuyến cáo ở tất cả bệnh nhân tim mạch nhưng không phải tập bất kỳ môn thể dục nào cũng được mà cần chọn bộ môn phù hợp với hiện trạng sức khoẻ của mình. Trong đó cần quan tâm đến đặc thù của bộ môn đó phù hợp với kỹ năng, sức bền và sức mạnh của người tập; Cường độ tập phù hợp và đặc biệt chú tâm đến tình trạng sức khoẻ (cần sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn môn phù hợp).
Tập thể dục được khuyến cáo ở tất cả bệnh nhân tim mạch nhưng không phải tập bất kỳ môn thể dục nào cũng được mà cần chọn bộ môn phù hợp với hiện trạng sức khoẻ của mình. Trong đó cần quan tâm đến đặc thù của bộ môn đó phù hợp với kỹ năng, sức bền và sức mạnh của người tập; Cường độ tập phù hợp và đặc biệt chú tâm đến tình trạng sức khoẻ (cần sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn môn phù hợp).
Lưu ý quan trọng khi tập
- Kỹ thuật thở: Hít thở đúng nhịp đảm bảo hiệu quả và an toàn trong suốt quá trình tập luyện
- Chia nhỏ thời gian tập thành 03 giai đoạn: khởi động, tập chính và nghỉ ngơi để cơ thể được chuẩn bị và phục hồi đầy đủ.
- Ngừng tập ngay khi có các dấu hiệu như chóng mặt, hồi hộp, buồn nôn hay khó thở
- Tránh tập khi không khoẻ
Thay đổi chế độ ăn uống
Thực đơn nên có những món tốt cho tim mạch như rau, trái cây ít tinh bột, các sản phẩm sữa không béo, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, hạt và cây họ đậu cũng như các loại chất béo có lợi cho tim như dầu o-liu.
Bên cạnh đó, cần tránh những thực phẩm nhiều muối, thịt đỏ, thực phẩm giàu chất béo bão hoà và đồ uống có đường. Đặc biệt, hạn chế rượu bia và từ bỏ thuốc lá nếu muốn có một trái tim khoẻ mạnh.
+ Tác hại của rượu bia: Gây rối loạn chuyểnt hoá, tăng cân và tăng huyết áp. Nên giảm mức tiêu thụ mỗi ngày (không quá 2 lon bia với nam và 1 lon với nữ; rượu vang khoảng 2 ly, rượu đế 1 ly nhỏ với nam). Nếu không biết uống thì không nên tập uống vì mục tiêu bảo vệ tim mạch.
+ Tác hại của thuốc lá: Là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý tim mạch và đột quỵ. Việc cai thuốc lá hoàn toàn là điều cần thiết, dù sử dụng lượng nhỏ mỗi ngày vẫn tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Từ bỏ thuốc lá như thế nào, có cần sử dụng các loại thuốc hỗ trợ không, cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ và các xét nghiệm cần thiết như đo cholesterol triglyceride và các chỉ số khác để đánh giá sức khoẻ tim mạch. Đồng thời, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường cần làm theo lời khuyên của bác sĩ và bắt đầu điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Kết luận
Quản lý toàn diện bệnh tim mạch từ việc thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện hợp lý là chìa khoá quan trọng để bảo vệ sức khoẻ tim mạch. Đồng thời, việc kiểm soát các bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu cũng giúp theo dõi, kiểm soát bệnh tốt hơn. Bên cạnh đó, việc tái khám định kỳ để theo dõi thể trạng sức khoẻ giúp phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp can thiệp kịp thời.