Nguyên nhân gây hóc dị vật ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất vẫn là sự lơ là, chủ quan và thiếu kiểm soát của người lớn
– Sự tò mò, thích thú với mọi thứ xung quanh, sẵn sàng bỏ vào miệng tất cả những gì trong tầm tay.
– Trẻ ăn uống khi đang khóc hoặc đùa giỡn khi có thức ăn trong miệng.
– Ăn loại thức ăn dễ hóc, không phù hợp. Trẻ chưa có răng hàm trên không thể nhai và nghiền nát thức ăn cứng, việc nhai và nuốt cũng chưa thuần thục (đặc biệt những loại hạt như nhãn, chôm chôm, hạt cứng,…)
Nhận biết trẻ đang bị hóc dị vật
- – Trẻ đang bú, đang ăn, đang chơi đột nhiên lên cơn ho sặc sụa, mặt đỏ hoặc tím tái, vã mồ hôi, thở gắng sức, ý thức lịm dần
- Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn có thể làm ngưng thở lập túc, hôn mê và tử vong
Những sai lầm thường gặp phải trong khi sơ cứu hóc dị vật
Nhiều phụ huynh mắc sai lầm khi sơ cứu cho trẻ bị hóc dị vật khiến tình trạng không giải quyết được mà còn nặng hơn như:
- Phụ huynh mất bình tĩnh và thiếu kiến thức nhận biết con, cháu đang hóc dị vật
- Cố gắng lấy tay hoặc các vật khác cho vào miệng trẻ móc dị vật ra làm dị vật xuống sâu hơn, làm trầy xước, chấn thương niêm mạc vùng hầu họng của trẻ.
- Sử dụng các mẹo dân gian: cho trẻ nuốt cơm, hoa quả làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn
- Vuốt xuôi ngực: Khi trẻ bị nghẹn, nhiều bố mẹ vuốt ngực cho trẻ, đây là cách làm sai vì có thể làm dị vật chui sâu hơn vào đường thở.
Hướng dẫn xử lý khi trẻ bị hóc dị vật đúng cách
- Nếu trẻ còn hồng hào, ho hoặc khóc thành tiếng có nghĩ trẻ vẫn đang thở, đường hô hấp chưa tắt nghẽn hoàn toàn, chưa quá trầm trọng. Lúc này cần cổ vũ trẻ tiếp tục ho, ọe có thể đẩy được dị vật ra ngoài.
- Không cho tay vào cổ họng trẻ mò mẫm vật lạ, không cho ăn uống bất cứ thứ gì vì có thể đẩy dị vật vào trong, chỉ lấy ra những thứ bạn nhìn thấy.
- Nếu cơn ho dịu đi nhưng tiếng thở trẻ lại ồn ào thì nên đưa đi khám bác sĩ ngay lập tức. Vì lúc này khả năng dị vật đã đi sâu vào phế quản.
- Khi trẻ thở khó, tím tái, ngưng thở không khóc được hoặc khóc yếu, nói không được thì lập tức gọi cấp cứu, tiến hành sơ cứu kịp thời, đúng cách.
1/ Trẻ dưới 2 tuổi: Thực hiện động tác vỗ lưng, vỗ ngực
2/ Trẻ từ 2 tuổi trở lên:
Thực hiện thủ thuật sơ cứu Heimlich
+ Lúc trẻ hôn mê: Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi trẻ.
+ Đặt gốc một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.
+ Ấn 5 cái đột ngột, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.
+ Sau đó kiểm tra đường thở. Nếu dị vật chưa rơi ra ngoài thì tiếp tục lặp lại các bước như trên cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.
Chú ý: Nếu trẻ ngưng thở thì cần gọi cấp cứu ngay.
+Bắt đầu hồi sức tim phổi (hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực) tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim, cứ làm như vậy cho đến khi nhân viên y tế đến nơi.
#benhvienthuduc #benhvienthanhphothuduc #socuukhibihocdivat