GIỚI THIỆU PHÒNG ĐÀO TẠO & CHỈ ĐẠO TUYẾN

Ảnh tập thể khoa/phòng

  1. Tên: Phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến.
  2. Liên hệ:

– Địa chỉ: Bệnh viện thành phố Thủ Đức (số 29 Phú Châu, P. Tam Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).

– Điện thoại: (028)22.295.898.

  1. Lịch sử phát triển:

Phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến được thành lập trên cơ sở tách ra từ Phòng Kế hoạch tổng hợp theo quyết định số 157/QĐ-BV ngày 14 tháng 3 năm 2011 với 04 nhân sự. Trải qua 12 năm xây dựng, hình thành và phát triển; đến nay, Phòng đã từng bước được kiện toàn về mặt tổ chức, nhân lực được bổ sung và công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, chỉ đạo tuyến ngày một chất lượng, hiệu quả.

  1. Cơ cấu tổ chức:
    • Lãnh đạo đương nhiệm:
ThS.BSCKII Nguyễn Xuân Chi - Trưởng phòng Đào tạo & Chỉ đạo tuyến
ThS.BSCKII Nguyễn Xuân Chi – Trưởng phòng Đào tạo & Chỉ đạo tuyến
ThS. Nguyễn Võ Minh Hoàng - Phó Trưởng phòng Đào tạo & Chỉ đạo tuyến
ThS. Nguyễn Võ Minh Hoàng – Phó Trưởng phòng Đào tạo & Chỉ đạo tuyến
    • Số lượng nhân sự:

Phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến có 12 nhân sự, là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến, trong đó có: 01 ThS.CKII, 03 Thạc sĩ, 04 Bác sĩ, 04 Cử nhân.

  1. Chức năng nhiệm vụ:

5.1 Chức năng:

Phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến là đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Bệnh viện thành phố Thủ Đức, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, truyền thông marketing và các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc Bệnh viện.

5.2 Nhiệm vụ:

5.2.1 Nhiệm vụ đào tạo:

– Tổ chức, điều phối, quản lý tập trung công tác đào tạo và phát triển các loại hình đào tạo của Bệnh viện thành phố Thủ Đức: đào tạo liên tục, đào tạo nâng cao nghiệp vụ.

– Hoàn thiện các quy trình, quy định, quy chế, nội quy liên quan.

– Cập nhật và xây dựng các khung chương trình đào tạo cho từng nội dung phù hợp với thời gian đào tạo theo đúng quy định.

– Kiện toàn tổ chức và công tác quản lý, tập trung vào chất lượng đào tạo với trọng tâm là tay nghề thực hành.

– Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực y tế và phát triển năng lực khám chữa bệnh của các tuyến điều trị với các dự án, đề án, chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế.

– Tập trung quản lý, giám sát và liên tục cải tiến chất lượng giảng dạy và học tập theo đúng quy trình.

– Sử dụng tối đa công suất của các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo.

– Hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực y tế nhiều trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.

– Chủ động xây dựng và đa dạng hóa các chương trình đón đầu nhu cầu đào tạo nhân lực y tế cho ngành. Phối hợp đào tạo tiền lâm sàng, chuyển giao kỹ thuật theo nhu cầu của các loại hình đào tạo do bệnh viện tổ chức.

– Giám sát, kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác đào tạo của bệnh viện.

– Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển của bệnh viện và của ngành. Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế, quản lý mọi đối tượng học sinh, sinh viên, cán bộ đến học, thực tập tại Bệnh viện.

– Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức biên soạn in ấn và phát hành các tài liệu giảng dạy cho chương trình đào tạo của Bệnh viện.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bệnh viện.

  • Chỉ đạo tuyến:

– Lập kế hoạch, tổ chức, điều phối và quản lý công tác chỉ đạo tuyến, luân phiên cán bộ của bệnh viện.

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên môn, sinh hoạt khoa học có mời tuyến dưới tham dự.

– Tổ chức đào tạo, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.

– Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kĩ thuật; thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kĩ thuật.

– Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về chỉ đạo tuyến.

– Tư vấn và chuyển giao mô hình quản lý chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ đến các Bệnh viện/Trung tâm y tế trong phạm vi chỉ đạo tuyến.

– Theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ hỗ trợ chuyên môn tuyến dưới.

– Cùng với tuyến dưới hướng về cộng đồng thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia phòng chống dịch bệnh. Sẵn sàng ứng cứu hộ từ tuyến dưới khi trong địa bàn có các thảm hoạ và các tệ nạn xã hội.

– Định kỳ sơ kết, tổng kết với tuyến dưới để rút kinh nghiệm trong thực hiện, điều chỉnh hoạt động chỉ đạo tuyến và luân phiên cán bộ phù hợp với nhu cầu.

5.2.3 Nghiên cứu khoa học:

– Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện, lập kế hoạch hoạt động công tác nghiên cứu khoa học của bệnh viện trình Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.

– Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển công nghệ và nghiên cứu khoa học của bệnh viện.

– Thông báo định hướng hoạt động khoa học – công nghệ và kỹ thuật của Nhà nước, chiến lược của Ngành để các khoa, phòng, cán bộ khoa học nghiên cứu và đề xuất nội dung. Thông báo danh mục các đề tài được duyệt và cấp quản lý.

– Tổ chức triển khai, theo dõi, giám sát thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tỉnh và cấp cơ sở.

– Tổ chức triển khai thực hiện các sáng kiến cải tiến kỹ thuật tại bệnh viện.

– Theo dõi giám sát việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào công tác khám chữa bệnh trong bệnh viện.

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên môn, sinh hoạt khoa học của bệnh viện.

– Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội nghị hội thảo chuyên môn trong và ngoài bệnh viện.

– Xây dựng mạng lưới nghiên cứu khoa học trong toàn bệnh viện.

– Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ và kỹ thuật, tổng hợp và báo cáo tiến độ các đề tài NCKH trình Giám đốc bệnh viện.

– Hoàn tất các thủ tục cần thiết phục vụ cho công tác của Hội đồng khoa học bệnh viện: Nội dung nghiên cứu, số lượng đề tài; Nguồn tài chính, cán bộ và thời gian nghiên cứu; Lựa chọn theo thứ tự ưu tiên.Tổng hợp ý kiến hội đồng, lựa chọn nội dung ưu tiên nghiên cứu. Lập kế hoạch khoa học – công nghệ và kỹ thuật trình cơ quan quản lý cấp trên.

– Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh các hoạt động nghiên cứu khoa học phù hợp với nhu cầu phát triển của bệnh viện.

5.2.4 Hợp tác quốc tế:

– Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y, dược và thiết bị y tế, nhằm trao đổi về chuyên môn kỹ thuật, thiết bị y tế và đào tạo cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng khám bệnh và chữa bệnh.

– Quản lý công tác hợp tác quốc tế phải theo đúng các quy định của pháp luật.

– Sử dụng, quản lý hàng và tiền do nguồn tài trợ quốc tế phải theo đúng Quản lý ngân sách Nhà nước.

– Chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc cụ thể, chu đáo. Theo dõi tiếp khách nước ngoài, ghi chép nội dung làm việc.

– Đón khách người nước ngoài đến làm việc phải theo đúng đủ thủ tục và địa điểm quy định của Nhà nước.

– Thông báo cho cơ quan an ninh của địa phương biết thời gian, địa điểm làm việc để hỗ trợ bệnh viện tổ chức công tác bảo vệ chu đáo.

– Trao đổi thư công tác, báo cáo khoa học, tài liệu nghiên cứu gửi ra nước ngoài và nhận từ nước ngoài phải theo đúng quy định của pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước.

– Định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm các hoạt động hợp tác quốc tế.

5.2.5 Truyền thông marketing:

– Thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc.

– Hỗ trợ các đơn vị trong bệnh viện xây dựng kế hoạch và các sản phẩm truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

– Xây dựng nội dung, tài liệu để giới thiệu, quảng bá hình ảnh thương hiệu bệnh viện, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng thông qua tổ chức các hoạt động, chương trình, sự kiện, hội nghị, hội thảo.

– Phối hợp tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp cho nhân viên y tế và người bệnh.

– Phối hợp với các cơ quan/tổ chức truyền thông của ngành y tế, của nhà nước cập nhật, phổ biến đến các đối tượng: người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế về các chính sách pháp luật của Nhà nước, của ngành có liên quan đến công tác khám chữa bệnh; định hướng và phát triển dư luận theo chiều hướng tích cực, góp phần xây dựng và nâng cao mối quan hệ giữa thầy thuốc với người bệnh, người nhà người bệnh.

– Tăng cường mối quan hệ của bệnh viện với các cơ quan báo chí truyền thông.

  1. Thành tựu: Tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liên tục.
  2. Định hướng phát triển:

– Cải tiến và giám sát việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào các hoạt động của Phòng.

– Tiếp tục và duy trì thực hiện Nghị định 111/2017/NĐ – CP ngày 05/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” trong đó đảm bảo chất lượng đào tạo thực hành cho các đối tượng sinh viên, học viên của các cơ sở giáo dục Y – Dược đồng thời nâng cao trình độ, hoàn thiện các kỹ năng mềm cho các giảng viên giảng dạy lâm sàng.

– Nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn trực tuyến.

– Phát triển nghiên cứu khoa học và xây dựng, cập nhật các quy trình đào tạo theo hệ thống quản lý chất lượng ISO nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động.

– Xây dựng, cập nhật chương trình và tài liệu đào tạo đảm bảo chất lượng.

– Duy trì và tăng cường các hoạt động hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao các kỹ thuật chuyên sâu cho các Bệnh viện tuyến Quận, huyện và tương đương thông qua Đề án 1816, các Dự án khác (nếu có) và nhu cầu của các Bệnh viện. Mở rộng hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho các Bệnh viện tuyến huyện, các Bệnh viện tư nhân khi có đề xuất, nhu cầu.

– Xây dựng các chương trình chăm sóc và khám sức khỏe cơ bản cho cộng đồng. Tổ chức các đoàn khám chữa bệnh. Đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong khám sức khỏe định kỳ, hiến máu tình nguyện.

– Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu bệnh viện, các dịch vụ và hoạt động của bệnh viện đến người bệnh và cộng đồng. Tăng cường mối quan hệ của bệnh viện với các cơ quan báo chí truyền thông.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG