ASPIRIN VÀ BỆNH LÝ TIM MẠCH

     * Vai trò của Aspirin:
   Aspirin có vai trò ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Aspirin có thể được dùng cả trong những bệnh lý tim và mạch máu, đồng thời giúp ngăn ngừa đột quỵ.
   Aspirin hỗ trợ làm tăng dòng máu tới nuôi dưỡng 2 chân. Nó có thể được dùng trong điều trị nhồi máu cơ tim và phòng ngừa hình thành cục máu đông trong trường hợp bị rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, người bệnh cũng phải uống aspirin sau khi điều trị những mạch máu bị tắc. Thông thường nên uống 1 viên/ngày hoặc bác sĩ có thể đổi liều lượng, do đó hãy thông báo cho bác sĩ trước khi uống aspirin hàng ngày.
     * Tác dụng phụ:
   Aspirin có thể có những tác dụng phụ sau: Tiêu chảy, nổi ban, ngứa, buồn nôn hoặc đau dạ dày. Nên báo cho bác sĩ biết nếu người bệnh có những biểu hiện bất kể vấn đề gì về chảy máu, loét dạ dày, mang thai hay cho con bú.
     * Cách dùng thuốc:
  • Uống thuốc với nhiều nước sau khi ăn no
  • Ngưng dùng thuốc khi người bệnh phải làm phẫu thuật hoặc làm thủ thuật nha khoa. Trước khi ngưng thuốc phải báo cho bác sĩ biết, đặc biệt là trong trường hợp bị nhồi máu cơ tim hay đã được đặt stent.
  • Trao đổi với bác sĩ về tính an toàn khi sử dụng thuốc trong những bệnh lý khác.
  • Nếu quên một liều thuốc, hãy uống ngay liều đó khi nhớ ra. Khi tới thời điểm liều tiếp theo thì người bệnh vẫn uống như liều bình thường mà không nên uống gấp đôi liều.
  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh xa tầm tay trẻ em.
     * Khi nào cần gọi cho bác sĩ?
     – Khi có tác dụng phụ của thuốc. Bao gồm bất cứ biểu hiện chảy máu bất thường như sau:
  • Tiểu ra máu hoặc đi cầu ra máu
  • Đi cầu phân đen
  • Chảu máu mũi
  • Bầm tím bất thường
  • Vết thương bị chảy máu khó cầm
  • Ho ra máu
  • Ra máu nhiều, bất thường trong kì kinh nguyệt hoặc ra máu âm đạo bất thường.
  • Nôn ra chất dịch có màu cà phê.
     – Những tác dụng phụ khác như chóng mặt hoặc khó nuốt.
     – Khi người bệnh bị khò khè, khó thở hoặc cảm giác đau tức ngực
     – Phù tay hoặc phù mặt với các biểu hiện như ngứa, nổi mề đay hoặc ngứa ran, ban đỏ nhất là trong trường hợp bị đau bụng dữ dội.
     * Liên hệ tư vấn:
Khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện thành phố Thủ Đức
Số 29 , Phú Châu – Tam Phú – Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 028 22 181 775