Ráy tai được tạo thành từ các tế bào chết, chất nhờn, mồ hôi tiết ra từ ống tai và các bụi bẩn. Sau khi hình thành, ráy tai được đẩy ra bên ngoài ống tai ngoài dưới tác động của lớp nhung mao của tế bào tuyến. Thông thường, ráy tai sẽ tự khô và xảy ra hiện tượng bong tróc ở tai ngoài. Quá trình này sẽ diễn ra liên tục trong ống tai.
Trên thực tế, ráy tai không phải là không có tác dụng. Việc thiếu hoặc quá ít ráy tai có thể gây ngứa, khô hoặc giảm khả năng ngăn chặn vi khuẩn và dị vật có thể xâm nhập vào tai của bạn. Theo các chuyên gia, ráy tai có thể được “lấy” ra khỏi ống tai bằng cách rơi (quá nhiều) hoặc cử động cơ hàm (nhai, nói), tắm rửa… Tuy nhiên, khi gặp những trường hợp sau, bạn nên chủ động lấy ráy tai, bao gồm:
– Đau tai, nghe không rõ.
– Ù tai.
– Tai chảy mủ, ngứa hoặc có mùi lạ.
Không dùng que nhọn, tăm bông ngoáy tai. Điều này có thể làm hỏng tai hoặc đẩy ráy tai vào bên trong. Chỉ dùng tăm bông, bông gòn hoặc khăn mềm để lau và loại bỏ ráy tai bên ngoài sau khi vệ sinh. Không loại bỏ ráy tai quá thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ nên thực hiện với tần suất 2 đến 3 lần/tháng. Khi lấy ráy tai, cần thực hiện các thao tác nhẹ nhàng và cẩn thận.
Sau khi lấy ráy tai hoặc khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở tai, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế cần thiết nhất để được chẩn đoán chính xác bệnh và được điều trị thích hợp (nếu cần).