Ngày 26/11/2023, Bệnh viện thành phố Thủ Đức đã phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) tổ chức lớp tập huấn về lý thuyết an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho tập thể tổ PCCC cơ sở là cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Bệnh viện.
Buổi tập huấn nhằm phổ biến về kiến thức chung về công tác phòng ngừa PCCC, cách thoát nạn khi có sự số về cháy nổ xảy ra cũng như cách sử dụng các phương tiện chữa cháy hiện có tại Bệnh viện.
Thông qua buổi tập huấn, tập thể cán bộ, công nhân viên Bệnh viện:
+ Về lý thuyết:
– Giới thiệu tình hình cháy nổ thời gian qua và yêu cầu công tác phòng cháy, chữa cháy trong thời gian tới.
– Phổ biến Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 về sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an về quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 136/2020/NĐ-CP; Nghị định 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác về công tác PCCC và CNCH; Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
– Những kiến thức cơ bản về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Các nguy cơ, nguyên nhân cơ bản dẫn đến cháy, nổ và các biện pháp phòng cháy, kỹ năng thoát nạn, xử lý khi có cháy, nổ xảy ra.
– Giới thiệu các biện pháp phòng cháy; biện pháp chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy. Công tác phòng cháy, chữa cháy ở một số lĩnh vực, chuyên ngành cơ bản: điện, xăng dầu, gas, khí đốt hóa lỏng, chợ, nhà nghỉ, karaoke…
– Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.
– Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy.
– Tổ chức thảo luận, giải đáp, hướng dẫn những thắc mắc của học viên về các vấn đề liên quan đếm công tác PCCC và CNCH.
2. Thực hành tại bệnh viện:
– Tổ chức kiểm tra tình trạng toàn bộ bình chữa cháy tại bệnh viện và đề nghị thay
– Tổ chức diễn tập, thực hành sử dụng bình bột chữa cháy, bình khí chữa cháy để chữa cháy các đám cháy nhỏ phát sinh.
– Đơn vị PCCC cơ sơ phối hợp với các khoa/phòng tổ chức diễn tập sơ tán, cứu trợ, cứu nạn tình huống phát sinh đám cháy lớn.
Thực hiện tốt công tác PCCC tại cơ sở, Bệnh viện thành phố Thủ Đức duy trì công tác tự kiểm tra định kỳ tất cả khu vực tại bệnh viện nhằm giảm thiểu rủi ro và nguy cơ cháy nổ, lập tổ PCCC cơ sở được trang bị kiến thức đầy đủ và tập huấn định kỳ nhằm hạn chế các tình huống cháy nổ, xử lý và dập tắt cháy nổ ngay từ lúc phát sinh.