Tăng huyết áp khi mang thai tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro. Phụ nữ khi mang thai cần được theo dõi và kiểm soát huyết áp chặt chẽ. Sau đây là những gì cần biết về Tăng huyết áp trong thai kỳ.
1. Các dạng tăng huyết trong thai kỳ?
– Tăng huyết áp mạn tính: tình trạng huyết áp cao phát triển trước khi mang thai hoặc trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ.
– Tăng huyết áp mạn tính kết hợp tiền sản giật: xảy ra khi tăng huyết áp mạn tính dẫn đến tình trạng huyết áp cao trong thai kỳ trở nên trầm trọng hơn.
– Tăng huyết áp thai kỳ: huyết áp cao phát triển sau 20 tuần của thai kỳ và không có dấu hiệu tổn thương cơ quan.
– Tiền sản giật: xảy ra khi tăng huyết áp phát triển sau 20 tuần mang thai kèm theo các dấu hiệu tổn thương các hệ thống cơ quan khác, bao gồm thận, gan, máu hoặc não.
Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho mẹ và bé.
2. Làm thế nào để phát hiện tăng huyết áp trong thai kỳ?
Theo dõi huyết áp của bạn là một phần quan trọng của chăm sóc trước khi sinh.
– Tăng huyết áp: khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 120 đến 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mm Hg.
– Tăng huyết áp độ 1: Tăng huyết áp giai đoạn 1 là huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg.
– Tăng huyết áp độ 2: Giai đoạn này nghiêm trọng hơn. Đó là huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
3. Sử dụng thuốc huyết áp trong thai kỳ có an toàn?
– Một số loại thuốc huyết áp được coi là an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, cần tránh dùng thuốc ức chế men chuyển (ACEI), thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) và thuốc ức chế renin trong thai kỳ.
– Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác. Và huyết áp cao có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn.
– Kiểm soát huyết áp rất quan trọng. Nếu bạn cần dùng thuốc huyết áp, nên dùng thuốc chính xác theo quy định. Đừng tự ý ngừng dùng hoặc thay đổi liều lượng.
4. Nên làm gì để giảm biến chứng của tăng huyết áp trong thai kỳ?
Chăm sóc tốt cho bản thân là cách tốt nhất để chăm sóc em bé của bạn. Ví dụ:
– Tuân thủ các mốc khám thai định kỳ trong suốt thai kỳ.
– Uống thuốc huyết áp đúng liều lượng hàng ngày khi được kê toa.
– Duy trì lối sống tích cực.
– Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.
– Tránh hút thuốc, rượu và ma túy bất hợp pháp. Báo bác sĩ trước khi dùng thuốc không kê đơn.
– BS. Lương Trường Khang-
Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện thành phố Thủ Đức