Các trường hợp có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn lao cần được chụp X quang lao phổi như:
– Người nhà, người thường xuyên chăm sóc, tiếp xúc gần với bệnh nhân lao phổi.
– Các nhân viên y tế làm việc, nghiên cứu tại bệnh viện lao, khoa lao, thường xuyên tiếp xúc gần với các bệnh nhân lao phổi hoặc sống trong môi trường tiềm ẩn nhiều vi khuẩn lao.
– Người bị suy giảm hệ miễn dịch do các mắc bệnh như gan, HIV, …
– Người sinh sống hoặc trở về từ vùng có dịch lao, các quốc gia có hệ thống y tế chưa phát triển.
Ngoài ra, các trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh lao phổi do xuất hiện những triệu chứng của bệnh cũng nên đến thăm khác bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán xác định bệnh bằng phương pháp chụp X quang phổi hoặc những phương pháp khác. Các triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi như:
– Ho khan, ho ra đờm máu, các cơn ho có thể kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng. Ho được xem là triệu chứng điển hình của bệnh lao.
– Đau tức ở vùng ngực, đôi khi bị khó thở.
– Đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là khi ngủ vào ban đêm.
– Hay bị sốt nhẹ hoặc có cảm giác ớn lạnh khi về chiều.
– Sụt cân, ăn không ngon miệng, suy nhược cơ thể, yếu sức, thường xuyên mệt mỏi.