X-quang khớp gối trong chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) có thể sử dụng X-quang để đánh giá những thay đổi về cấu trúc và vị trí xương trong khớp gối. Điều này có thể giúp họ chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối. Nếu bạn đang bị đau hoặc co cứng bất thường ở khớp gối, hãy hỏi bác sĩ xem bệnh thoái hóa khớp gối có phải là nguyên nhân không. Bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang gối để tìm hiểu.
Bài viết này giải thích mọi thông tin bạn cần biết về việc chụp X-quang để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối.
1. Chụp X-quang hoạt động như thế nào?
Tia X-quang là một dạng bức xạ có thể xuyên qua hầu hết các vật thể, bao gồm cả cơ thể con người. Trong quá trình chụp, máy chụp X-quang phát ra một chùm tia để tạo thành hình ảnh.
Trong hình ảnh này, xương của bạn có màu trắng, mô mềm có màu xám và không khí có màu đen do mức độ hấp thụ tia khác nhau của chúng.
2. Bệnh thoái hóa khớp gối có chẩn đoán được trên X-quang không?
Chụp X-quang thường là phương pháp đầu tiên để chẩn đoán thoái hóa khớp gối. Bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị bạn đi chụp X-quang để chẩn đoán thoái hóa khớp gối sau khi kiểm tra các dấu hiệu hoặc triệu chứng của thoái hóa khớp gối trước đó.
Chụp X-quang không thể chụp được hình ảnh của sụn. Tuy nhiên, chúng có thể cho thấy tình trạng mất sụn do khoảng cách giữa các xương bị thu hẹp, đây là triệu chứng rõ ràng nhất của thoái hóa khớp gối và các tình trạng về khớp khác mà sụn bị xói mòn. Nếu bác sĩ muốn xem nhiều hơn về cấu trúc xương hoặc mô mềm, họ cũng có thể đề nghị bạn đi chụp MRI.
Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị thoái hóa khớp gối, họ sẽ phân độ mức độ thoái hóa khớp gối của bạn dựa trên mức độ nghiêm trọng từ 0 đến 4 dựa trên hệ thống phân loại Kellgren- Lawerence. Càng ít sụn còn lại trên xương, tình trạng thoái hóa khớp gối của bạn càng nghiêm trọng, trong đó mức độ 4 là nghiêm trọng nhất.
3. Các giai đoạn thoái hóa khớp gối là gì? Nên chuẩn bị như thế nào để chụp X-quang gối?
X-quang thoái hóa khớp gối, có 3 dấu hiệu cơ bản:
– Hẹp khe khớp: Hẹp khe khớp là biểu hiện sớm nhất, khe khớp hẹp không đều. Cần so sánh với bên đối diện.
– Gai xương: Giai đoạn đầu chỉ thấy rìa khớp và thân xương không có hình lượn cong như bình thường mà bắt đầu hình thành góc, muộn hơn thấy các nhú xương ở rìa khớp. Giai đoạn muộn các gai xương phát triển to và dài gây biến dạng khớp.
– Đặc xương dưới sụn: Dấu hiệu này thấy muộn hơn vì thân xương chày và xương đùi đều là xương đặc, vì vậy dấu hiệu đặc xương dưới sụn có tương phản hình kém sẽ thấy muộn hơn. Khác với cột sống, ở cột sống thân đốt sống là xương xốp nên dấu hiệu đặc xương dưới sụn có tương phản hình tốt hơn nên phát hiện được sớm hơn.
Ngoài ba dấu hiệu trên còn có thấy các nang sụn là các hốc nhỏ lấn vào mô xương dưới sụn.
Chẩn đoán giai đoạn thoái hoá khớp dựa trên X-quang theo Kellgren và Lawrence:
– Giai đoạn 1: Hẹp khe khớp nhẹ, gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương.
– Giai đoạn 2: Hẹp khe khớp rõ, gai xương rõ.
– Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa.
– Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm đặc xương dưới sụn.
Để chụp X-quang gối, bạn sẽ cần đến phòng chụp X-quang. Tại đó, kỹ thuật viên X-quang có thể chụp X-quang và tạo hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương của bạn để có cái nhìn rõ hơn về những gì có thể ảnh hưởng đến vùng khớp của bạn.
Bạn không cần phải chuẩn bị nhiều để chụp X-quang. Nếu bạn đeo bất kỳ vật kim loại nào, chẳng hạn như kính hoặc đồ trang sức, kỹ thuật viên X-quang có thể sẽ yêu cầu bạn tháo chúng ra để chúng không xuất hiện trên hình ảnh X-quang. Thông báo cho kỹ thuật viên về bất kỳ vật cấy ghép kim loại trong cơ thể bạn để họ biết cách giải thích về vật đó trên phim X-quang.
Nếu bạn là nữ được chỉ định chụp X – quang trong độ tuổi sinh đẻ, bạn có thể được hỏi xem bạn có đang mang thai không. Nếu có, kỹ thuật viên X-quang có thể không cho phép bạn chụp X-quang để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Trong trường hợp này, bạn có thể được chỉ định siêu âm hoặc MRI để kiểm tra gối.
4. Quy trình chụp X-quang gối là gì?
Trước khi chụp X-quang, kỹ thuật viên sẽ đưa bạn đến một phòng riêng nhỏ. Những người khác đi cùng bạn đến phòng chụp có thể được yêu cầu rời khỏi phòng trong khi chụp X-quang để bảo vệ họ khỏi bức xạ.
Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu đứng, ngồi hoặc nằm ở tư thế cho phép máy chụp X-quang chụp được hình ảnh tốt nhất về khớp gối của bạn. Bạn có thể được yêu cầu nín thở để đảm bảo rằng bạn giữ nguyên tư thế càng nhiều càng tốt. Nếu bạn di chuyển trong khi chụp X-quang, bạn có thể phải lặp lại quy trình nhiều lần vì hình ảnh có thể bị mờ.
5. Những rủi ro khi chụp X-quang gối là gì?
Việc tiếp xúc với tia X có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ sau khi chụp. Tuy nhiên, mức độ bức xạ do chụp X-quang gối tạo ra rất thấp nên không có rủi ro nào. Chỉ trẻ nhỏ mới có thể nhạy cảm đáng kể với tia X.
Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện thành phố Thủ Đức có 05 phòng Xquang với hệ thống Xquang cao tần sử dụng máy Xquang kỹ thuật số DR (là loại máy Xquang hiện đại nhất hiện nay), được trang bị đầy đủ các phần mềm giúp thực hiện được tất cả các kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp kể cả nối chi, nối xương. Bên cạnh đó, Khoa Chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện cũng rất nổi bật với các thành tích giải quyết các ca bệnh khó liên quan tới nối chi, nối xương, khắc phục chi sau tai nạn,…
Nếu bạn đang có bất cứ vấn đề nào bất thường liên quan tới hệ thống cơ, xương, khớp của mình thì có thể liên hệ tới số điện thoại của khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện thành phố Thủ Đức: 028 22444823 để được tư vấn, hướng dẫn, thăm khám và điều trị kịp thời nhất.
Biên soạn: BS Tạ Tuyết Vân – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện TP Thủ Đức