1. KHÔNG CHO CON BÚ MẸ HOÀN TOÀN TRONG 6 THÁNG ĐẦU
Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu thường là: mẹ phải đi làm sớm, mẹ nghĩ rằng sữa của mình không tốt bằng sữa công thức, mẹ chuộng sữa ngoại, muốn giữ gìn vóc dáng,…Những nhận định này một phần do tình trạng quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ (thậm chí cả sữa non) đã tác động tiêu cực khiến một số bà mẹ không tin tưởng vào giá trị sữa của mình.
2. MẸ KHÔNG CÓ SỮA TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU SAU SINH
Trong vài ngày đầu sau khi sinh, người mẹ sản xuất sữa non, màu vàng loãng, đôi khi rỉ ra từ vú khi mang thai. Nó rất giàu protein, đường, khoáng chất và kháng thể cung cấp khả năng miễn dịch thụ động cho bé (hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện khi mới sinh). Sữa non cũng giúp hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh phát triển và hoạt động tốt.
Loại sữa này dần giảm bớt khi sữa của người mẹ tiết ra nhiều hơn vào ngày thứ 3 – 5 sau khi sinh.
3. QUAN NIỆM NGỰC NHỎ ÍT SỮA
Thực tế không có khả năng sản xuất đủ sữa là rất hiếm, với các nghiên cứu cho thấy rằng các bà mẹ từ các vùng suy dinh dưỡng vẫn tạo ra lượng sữa có chất lượng tương đương với các bà mẹ ở các nước phát triển.
Có nhiều lý do khiến người mẹ không sản xuất đủ sữa cho con bú. Một số lý do phổ biến nhất là do ngậm không đúng cách (tức là em bé không kết nối hiệu quả với núm vú), không bú, một số loại thuốc (bao gồm cả thuốc tránh thai nội tiết tố có chứa estrogen), bệnh tật và mất nước.
Lượng sữa tiết ra phụ thuộc vào tần suất người mẹ cho con bú và/hoặc việc hút sữa: người mẹ cho con bú hoặc hút sữa càng nhiều thì lượng sữa càng được tạo ra nhiều hơn. Sẽ có lợi cho việc cho bú khi trẻ muốn bú hơn là theo lịch trình.
Bởi vậy, dù ngực to hay nhỏ chỉ cần mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tâm lý thoải mái và quan trọng nhất, cho bé bú càng nhiều thì nguồn sữa mẹ sẽ không cạn kiệt.
4. BÉ CHẬM TĂNG CÂN LÀ DO SỮA MẸ KHÔNG ĐỦ DINH DƯỠNG, SỮA NÓNG
Một số mẹ khi thấy con mình chậm tăng cân thì cho rằng tại sữa mình nóng, sữa người ta mát nên con người ta bụ bẫm hơn…Đó là quan niệm cần phải thay đổi, do sữa mẹ luôn tổng hòa đầy đủ các dưỡng chất và kháng thể cho bé. Việc con bạn có thể không bụ bẫm như các em bé khác còn tùy thuộc vào khả năng hấp thu dưỡng chất của mỗi bé và nhiều nguyên nhân khác.
5. CHO CON BÚ GÂY ĐAU
Cho con bú có thể gây khó chịu nhưng nó chưa hẳn là nguyên nhân gây đau cho mẹ. Tình trạng đau là cách cơ thể nói với chúng ta có điều gì đó không ổn và nếu tự nhiên việc cho con bú gây đau dễ nhận thấy thì cần phải khám bác sĩ. Những lý do gây đau khi cho con bú có thể là do nhiễm nấm trên đầu ti, cách bú không đúng của trẻ. Tất cả những triệu chứng này có thể sửa đổi một cách dễ dàng và không nên cản trở khả năng cho con bú của mẹ
6. CHO BÉ BÚ MỘT BÊN
Đôi khi một số bé có sở thích chỉ thích bú một bên vú, điều này không gây hại gì cho bé, nhưng bạn nên tập bé bú cả hai bên để cân bằng lượng sữa sản sinh ở 2 bên bầu vú cũng như tránh tình trạng tắc sữa ở vú còn lại. Nếu bé thích bú ở tư thế nào đó, bạn hãy cho bé bú cả 2 bên vú theo đúng tư thế này thay vì quay ngược bé lại để cho bú bên kia. Bạn sẽ thấy thoải mái hơn nếu đặt một cái gối bên dưới tay của bạn.