Hưởng ứng tuần lễ bệnh Glaucoma thế giới năm 2025 (09.03 – 15.03)

BỆNH GLUCOM LÀ GÌ, CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Glucome là một nhóm bệnh về mắt làm tổn thương đến dây thần kinh thị giác và kéo dài suốt đời, làm suy giảm thị lực, mù loà vĩnh viễn nếu không kịp phát hiện và điều trị. Nguyên nhân chính gây bệnh do tăng áp lực nhãn cầu.

Nguyên nhân nguyên phát:

Không có triệu chứng cụ thể cho đến khi thị lực giảm dần. Do các áp lực lên mắt không rõ nguyên nhân, khi chất lỏng trong mắt không thoát nhanh sẽ tạo áp lực đè lên giây thần kinh thị giác ở phía sau mắt. Dần dần, các áp lực này sẽ làm tổn thương dây thần kinh thị giác và dần dẫn đến mù loà.

Nguyên nhân thứ phát

Là trường hợp bệnh glucom do bệnh lý khác gây ra. Một số bệnh có thể gây tăng nhãn áp thứ phát như:
+ Bệnh glucom tân mạch
+ Bệnh glocom sắc tố
+ Bệnh glocom màng bồ đào

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glucom

+ Do di truyền, gia đình từng có người mắc bệnh
+ Viễn thị
+ Huyết áp cao
+ Sử dụng corticosteroid thời gian dài
+ Cận thị 
+ Chấn thương và phẫu thuật mắt trước đó
Thông thường, bệnh Glucom thường gặp phải ở người lớn hơn 40 tuổi. Tuy nhiên, đối tượng trẻ em, người trẻ và cả trẻ sơ sinh vẫn có khả năng mắc phải.

CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH THEO TỪNG GIAI ĐOẠN

Bệnh Glucom góc mở:

Là bệnh tăng nhãn áp phổ biến nhất. Nguyên nhân do mắt không thoát dịch tốt như bình thường khiến áp lực mắt tăng lên và làm hỏng dây thần kinh thị giác. Bệnh gần như không có triệu chứng và thường phát hiện khi ở giai đoạn muộn.

Bệnh Glucom góc đóng:

Xảy ra khi chân mống mắt áp gần tiếp xúc với góc thoát hơi nước có hệ thống lưới bè dẫn đến tình trạng ứ đọng thuỷ dịch và bị chặn hoàn toàn, áp suất mắt tăng nhanh. Đây là cơn cấp tính có thể dẫn đến mù loà rất nhanh. 
Các triệu chứng xảy ra nhanh chóng: 
+ Nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn
+ Mất thị lực
+ Đỏ mắt
+ Mắt trông mờ đục (đặc biệt ở trẻ sơ sinh)
+ Đôi khi có đau bụng hoặc nôn mửa
+ Đau mắt
+ Đau đầu dữ dội

Bệnh Glucom bẩm sinh:

Đây là bệnh có thể di truyền trong gia đình.  Các triệu chứngl mắt mờ đục, chớp mắt nhiều lần, chảy nước mắt nhiều, nhạy cảm ánh sáng và đau đầu.

Bệnh Glucom thứ phát:

Bệnh Glucom thứ phát là biến chứng của một số bệnh tại mắt khác hoặc toàn thân như đục thuỷ tinh thể, thuốc corticosteroid. 
Triệu chứng gây ra: đau đầu dữ dội, đau mắt, buồn nôn và có ói mửa, có thể nhìn thấy quần sáng xung quanh đèn, đỏ mắt. 

ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH GLUCOM?

– Nhóm đối tượng lứa tuổi trung niên,người già
– Gia đình có người đã từng mắc bệnh Glucom
– Có bệnh lý như tim, huyết áp cao, tiểu đường….
– Sử dụng kéo dài corticoteroid, các loại thuốc kiểm soát bàng quang, co giật, các loại thuốc chữa cảm lạnh không kê đơn..
– Có tiền sử bị chấn thương mắt hoặc viêm mắt mãn tính
– Thị lực kém, giác mạc mỏng hơn bình thường

CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH GLUCOM NHƯ THẾ NÀO?

– Nắm rõ tiền sử sức khỏe mắt của các thành viên trong gia đình: Đây là căn bệnh có xu hướng di truyền. Nếu cha mẹ đã từng mắc bệnh thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy cần sàng lọc thường xuyên để phát sớm hiện và điều trị. 
– Sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt khi chơi thể thao: Bất kỳ chấn thương nào cũng có thể dẫn đến bệnh Glucom. 
– Dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng điều trị bệnh Glucom có thể giảm tình trạng và nguy cơ bị bệnh Glucom. Tuy nhiên cần dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 
– Thăm khám định kỳ tại các cơ sở uy tín.