Bản tin khoa học – Công bố quốc tế trên Tạp chí Medical Journal of Indonesia

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download

Xin chúc mừng nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Thành phố Thủ Đức và các cộng sự đã công bố thành công nghiên cứu nhan đề “Predictors of syphilis infection among HIV pre-exposure prophylaxis users” (Các yếu tố dự báo nhiễm giang mai ở những người sử dụng biện pháp dự phòng trước phơi nhiễm HIV) trên Tạp chí Medical Journal of Indonesia (thuộc danh mục SCOPUS Q3 và WOS ESCI). Đây là tạp chí khoa học chính thức của Khoa Y, Đại học Indonesia hợp tác với Hiệp hội Y khoa Đức-Indonesia (DIGM).
Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng PrEP là một biện pháp phòng ngừa HIV hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng PrEP cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs), bao gồm giang mai và các bệnh truyền nhiễm khác như viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV).
Nghiên cứu này được tiến hành với sự tham gia của 864 khách hàng đang sử dụng dịch vụ PrEP tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm giang mai trong nhóm đối tượng này là 17,1%. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc giang mai bao gồm:
Nam giới có nguy cơ mắc giang mai cao hơn đáng kể so với nữ giới (OR = 13,805; KTC 95% = 1,886–101,024).
Người có việc làm có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn so với người không có việc làm (OR = 1,838; KTC 95% = 1,191–2,834).
Nhiễm virus viêm gan B (HBV) có liên quan đáng kể đến nguy cơ nhiễm giang mai (OR = 2,076; KTC 95% = 1,108–3,891).
Xem toàn văn tại: https://mji.ui.ac.id/journal/index.php/mji/article/view/7601/2629
Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi các chương trình phòng ngừa và điều trị HIV trên toàn thế giới không còn nhận được sự tài trợ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Việc cắt giảm nguồn tài trợ này làm dấy lên mối quan ngại về khả năng gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Công trình nghiên cứu này là bước khởi đầu quan trọng trong chuỗi dự án hướng tới chăm sóc toàn diện và theo dõi lâu dài các tác động của chính sách y tế đối với cộng đồng có nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm khách hàng sử dụng PrEP.