Sán lá gan: Nguyên nhân, biểu hiện, đường lây truyền, cách điều trị và phòng bệnh

Sán lá gan không trực tiếp đe dọa tính mạng của người bệnh nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
PHÂN LOẠI VÀ NGUYÊN NHÂN NHIỄM SÁN
Sán lá gan có 2 loại:
– Sán lá gan lớn do ấu trùng Fasciola Gigantica gây ra, sống chủ yếu ở nhu mô gan sau đó mới chui vào đường mật của động vật ăn cỏ (Trâu, bò, dê, cừu, chó, mèo…).
Bệnh lưu hành ở Châu Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam…) và Châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Tây Ban Nha, Nam Mỹ…). Sán lá gan lớn: có 2 loại Fasciola hepatica; Fasciola gigantica.
– Sán lá gan nhỏ (Clonorchis Sinensis): Vật chủ là cá ốc, nghêu, sò…, đặc điểm là chỉ thường trú ở đường mật của ký chủ hiếm thấy ở gan.
Sán lá gan nhỏ có 3 loại: Clonorchis sinensis; Opisthorchis viverrini; Opisthorchis felineus.
TRIỆU CHỨNG
Rất khó nhận biết mình bị nhiễm sán lá gan vì không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng hoặc nghèo triệu chứng hoặc có nhưng không rầm rộ như các bệnh gan khác (áp xe gan).
Thường chỉ biểu hiện mệt mỏi rất thường gặp. Sốt, có thể sốt nhẹ, gặp ở 60-70% bệnh nhân, đôi khi sốt cao nhưng hiếm. Dị ứng da chiếm 20-30% bệnh nhân: nốt sần trên da đùi, mông, lưng, ngứa ngáy khó chịu.
Các triệu chứng có thể gặp: Ho kéo dài, đau ngực; vàng da, nhất là khi sán chui vào đường mật. Tuy vậy, nếu để ý có thể các biểu hiện như sau:
Bệnh sán lá gan nhỏ: thường có triệu chứng đau tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu); đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.
Bệnh sán lá gan lớn: thường có các triệu chứng đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng. Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa…
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
Bệnh sán lá gan không lây từ người sang người mà chỉ lây qua vật chủ trung gian.
– Ổ chứa sán lá gan nhỏ: vật chủ chính là người và một số động vật như chó, mèo, hổ báo, cáo chồn, rái cá, chuột; vật chủ trung gian truyền bệnh là các loài ốc Bythinia, Melania…
– Ổ chứa sán lá gan lớn: vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu; người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên, tình cờ mắc bệnh; vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc họ Lymnaea. Đối với sán lá gan nhỏ, sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước phát triển theo chu kỳ khép kín rồi lây truyền qua đường ăn cá sống có nang trùng.
– Đối với sán lá gan nhỏ, sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước phát triển theo chu kỳ khép kín rồi lây truyền qua đường ăn cá sống có nang trùng.
– Đối với sán lá gan lớn, sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán tiếp tục xâm nhập vào đường mật, trưởng thành và đẻ trứng, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước nở thành ấu trùng lông rồi qua ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi, nang trùng bám vào rau thủy sinh hoặc bơi trong nước. Nếu người hoặc động vật ăn cỏ ăn phải nang trùng sẽ vào dạ dày tới ruột rồi lên gan, ký sinh tại gan. Tại gan, sán trưởng thành có thể ký sinh, gây bệnh trong nhiều năm.
PHÒNG BỆNH
– Ăn chí, uống sôi
– Giữ gìn vệ sinh môi trường, xử lý tốt nguồn phân, xây dựng nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh
– Trong trường hợp có dịch cần nhanh chóng khoanh vùng dịch và kiểm soát dịch nhanh chóng.
– Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, nên đến cơ sở y tế khám và điều trị sớm.
ĐIỀU TRỊ
Hiện nay đã có thuốc điều trị cho từng loại ký sinh trùng khác nhau, trong đó bao gồm cả sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ.
Nguyên tắc điều trị:
– Điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu.
– Điều trị hỗ trợ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Lưu ý những trường hợp chống chỉ định điều trị cho phụ nữ có thai, những người đang bị bệnh cấp tính hoặc suy tim, suy gan, suy thận, bệnh tâm thần…, cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.
– Trường hợp để bệnh muộn và biểu hiện bệnh nặng thì phải can thiệp các phương pháp như là dẫn lưu ổ áp xe, can thiệp ngoại khoa. Về thuốc điều trị nội khoa, nếu chẩn đoán sán lá gan lớn cần điều trị bằng thuốc Triclabendazole, còn với sán lá gan nhỏ điều trị bằng thuốc Praziquantel…
– Muốn tiêu diệt sán lá gan phải cắt đứt mắt xích trong chu trình phát triển của sán lá gan, trong đó quan trọng là ngăn ngừa sán lá gan thông qua đường ăn uống mà xâm nhập vào cơ thể người. Vì vậy, điều trị đặc hiệu cho người nhiễm sán lá gan cũng là một biện pháp diệt trừ mầm bệnh.
Khi có các biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng để được khám và điều trị. Khi được điều trị sớm, người bệnh thường đáp ứng tốt với thuốc điều trị và được chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị càng muộn, các tổn thương cơ thể do sán gây ra càng nặng nề.