TĂNG MEN GAN DO ĐÂU? KHI NÀO CẦN GẶP BÁC SĨ?

Tăng men cao (men gan cao) là dấu hiệu cảnh báo các tế bào gan bị tổn thương hoặc bị viêm. Khi đó, các tế bào gan bị tổn thương sẽ giải phóng men gan vào máu dẫn đến mức độ cao hơn so với bình thường, gây nên tình trạng tăng men gan khi xét nghiệm máu.
NGUYÊN NHÂN TĂNG MEN GAN
Rất nhiều tình trạng và bệnh lý có thể gây tăng men gan ( men gan cao) và tiên lượng cũng rất khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Bằng cách xem xét các dấu hiệu, triệu chứng, tiền căn sử dụng thuốc, một số cận lâm sàng và thủ thuật khác, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng tăng men gan.
1/ Nguyên nhân thường gặp
– Thuốc, đặt biệt là acetaminophen (paracetamol)
– Rượu bia.
– Viêm gan virus A, B, C
– Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
– Béo phì
– Suy tim
2/ Nguyên nhân khác
– Viêm gan tự miễn
– Bệnh Celiac (tổn thương ở ruột non gây ra bởi gluten)
– Nhiễm Cytomegalovirus (CMV)
– Nhiễm Epstein – Barr virus
– Bệnh ứ sắt (quá nhiều sắt tích tụ trong cơ thể)
– Ung thư gan
– Viêm đa cơ
– Nhiễm trùng huyết
– Nhiễm độc gan
– Bệnh Wilson (quá nhiều đồng tích tụ trong cơ thể).
Khi bị tăng men gan, những dấu hiệu thường gặp và xuất hiện đồng thời dưới đây người bệnh nên chú ý: vàng da, ngứa da, phân màu nhạt và nước tiểu đậm màu, phù, cổ chướng và một số dấu hiệu khác như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn…
NÊN GẶP BÁC SĨ KHI NÀO?
Nếu xét nghiệm máu cho thấy có các biểu hiện nghi ngờ men gan cao, cần gặp bác sĩ để biết kết quả xét nghiệm cụ thể là gì. Bác sĩ có thể đề nghị thay đổi lối sống (tập thể dục, giảm cân, ngưng hoặc thay đổi một số thuốc ..v.v) và theo dõi định kỳ hoặc thực hiện thêm các cận lâm sàng và thủ thuật khác để xác định nguyên nhân.
Đồng thời, người bệnh cần tránh các loại thực phẩm có hại là: đồ uống có cồn, thực phẩm cay nóng, các loại thức ăn nhiều đường và nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, cung cấp nhiều thực phẩm chứa vitamin A, vitamin B; Nước trái cây; Trà xanh và ngũ cốc rất tốt cho gan của người bệnh.
– Báo Sức khỏe và Đời sống –