Trẻ dưới 2 tuổi có nên tẩy giun?

GIUN ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO? Giun là một loại ký sinh trùng sống chủ yếu trong đường ruột. Những loại giun thường sống ký sinh ở người bao gồm giun kim, giun đũa, giun móc, sán… Trẻ nhỏ thường hay bị nhiễm giun do trẻ hay đưa đồ chơi vào miệng, chưa biết vệ sinh đúng cách khiến chất bẩn chứa trứng giun chui vào miệng và ký sinh trong ruột. Trẻ bị nhiễm giun sẽ gây ra nhiều hệ lụy, trong đó cụ thể: – Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa dẫn đến không hấp thu được nhiều dinh dưỡng (do bị chia sẻ dinh dưỡng với giun). – Trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc. – Trẻ có thể bị tắc ruột do búi giun. – Gây ra những cơn đau cấp khi giun chui lên đường mật. – Gây đau dạ dày cấp khi giun chui lên dạ dày. – Trường hợp giun chui lên ống tụy gây viêm tụy cấp, có thể nguy hiểm đến tính mạng. – Một số loại giun khác trong quá trình sinh trưởng và phát triển có thể di trú lên mắt, não…

ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN CỦA NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT – Giun được truyền qua trứng có trong phân của người bị nhiễm bệnh. Giun trưởng thành sinh sống trong ruột người, chúng có thể đẻ hàng ngàn trứng mỗi ngày. Ở những khu vực tình trạng vệ sinh kém, trứng giun gây ô nhiễm đất. – Trứng bám vào rau quả được đưa vào đường tiêu hóa khi con người ăn rau quả không được rửa sạch và nấu chín kỹ, từ các nguồn nước bị ô nhiễm. Trẻ bị nhiễm bệnh khi chơi ở nơi đất bị nhiễm trứng giun và sau đó cho tay vào miệng mà không rửa sạch trước đó.

BIỂU HIỆN CỦA TRẺ KHI BỊ NHIỄM GIUN – Đau bụng vùng rốn ở trẻ em, bụng ỏng, gầy yếu, trẻ có thể nôn ra giun, đại tiện ra giun. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần. – Trẻ nhiễm giun thường khó ngủ, đôi khi đái dầm, hay quấy khóc do ngứa hậu môn vào ban đêm. – Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc trong phân. – Biếng ăn. – Khó chịu, thay đổi trong hoạt động hàng ngày. – Bé gái có thể bị mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo. – Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất. – Có thể có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu hoặc thở khò khè, ho khan. – Xét nghiệm trong phân tìm trứng giun sẽ thấy có trứng giun. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.

TRẺ DƯỚI 2 TUỔI CÓ NÊN TẨY GIUN KHÔNG? – WHO khuyến cáo điều trị bằng thuốc định kỳ (tẩy giun) cho tất cả những đối tượng nguy cơ sống trong vùng lưu hành bệnh mà không cần chẩn đoán xét nghiệm trước đó. Thực hiện mỗi 1 – 2 lần/năm, tùy theo tình hình dịch tễ bệnh của từng địa phương. – Thống kê chung cho thấy tỉ lệ nhiễm giun sán trung bình ở Việt Nam là từ 10 – 65%, vì vậy Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo nên bắt đầu uống thuốc sổ giun thường quy cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Tuy vậy, trẻ dưới 2 tuổi có giun thì cha mẹ sẽ tẩy giun cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc tẩy giun cho trẻ (Trẻ < 12 tháng tuổi không uống thuốc tẩy giun thường quy, ngoại trừ khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ). – Đối với những trẻ không bị đau bụng, không có các triệu chứng có giun thì ngoài 4 tuổi cũng cần tĐoàn Nhinhimarketingẩy giun cho trẻ. – Đối với việc uống thuốc tẩy giun có thể uống vào bất kì thời gian nào trong ngày. Nên nhai thuốc tẩy giun rồi uống với nước. Đối với trẻ nhỏ chưa uống được thuốc viên, nên nghiền thuốc hòa tan. Mặc dù vậy cần lưu ý không nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun khi: + Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt (>38,5° C). + Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc. + Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú. + Trẻ < 12 tháng tuổi không uống thuốc sổ giun thường quy, ngoại trừ khi có chỉ định đặc biệt của bác sĩ. + Trẻ mắc các bệnh mãn tính như bệnh thận, tim, suy gan, hen… nên tư vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc.

PHÒNG TRÁNH NHIỄM GIUN CHO TRẺ – Để phòng tránh nhiễm giun cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi chơi đùa, sau khi tiếp xúc với đất và sau khi đi đại tiện. Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút ngón tay. – Đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho trẻ: Uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa. – Không cho trẻ ăn sống (các món trần, nhúng) mà phải cho trẻ ăn chín, uống sôi. Nhắc nhở con có ý thức rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. – Ở nông thôn cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước, không để trẻ bò lê la, nghịch đất cát. Định kỳ 6 tháng cho trẻ uống thuốc tẩy giun một lần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, thì nên tẩy giun cho cả nhà.

– Báo Sức khỏe và Đời sống –